Chúng ta đang ở trong thời đại mà ngành công nghiệp điện ảnh phát triển hơn bao giờ hết. Với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, các nhà làm phim có thể tạo dựng nên bất cứ ý tưởng gì mà họ muốn.
Từ những con quái vật khổng lồ cho đến phương tiện đi lại, mọi nhân vật đều trở nên vô cùng tự nhiên như sinh vật thực. Vậy hãy cùng khám phá 10 nhân vật xây dựng từ công nghệ CGI đỉnh nhất ở trên màn ảnh rộng nhé.
Smaug – The Hobbit Trilogy
Khi nhắc đến studio về công nghệ CGI đỉnh nhất của Hollywood, bạn sẽ không thể bỏ qua Weta. Với sự sáng tạo về ý tưởng, cộng thêm lồng tiếng và motion-cap cực sinh động của nam tài tử Benedict Cumberbatch.
Có thể xem Smaug là một trong những nhân vật ấn tượng, thu hút và chân thật nhất trên màn ảnh rộng. Với tạo hình là con rồng, Smaug đã tạo được điểm nhấn của trilogy The Hobbit do Peter Jackson thủ vai.

Smaug vừa gợi lên nỗi sợ hãi cho người xem mỗi khi xuất hiện trên màn ảnh vừa ẩn chứa nét quyến rũ độc đáo toát ra từ giọng nói. Từ đó tạo nên vẻ cao sang, quý phái và có sự kiêu hãnh nhất định.
Người hâm mộ của The Hobbit cho rằng thành công chính của bộ phim là nhờ phần lớn công lao của gã rồng lửa hùng mạnh đó.
Rocket Raccoon – Marvel Cinematic Universe
Với những fan hâm mộ Vũ trụ Điện ảnh Marvel, chắc hẳn không thể không biết đến anh chàng Rocket Raccoon. Đây cũng là một trong những nhân vật xây dựng từ công nghệ CGI tuyệt đỉnh, được lồng tiếng bởi nam tài tử Bradley Cooper và motion-cap từ Sean Gunn.
Rocket dường như đã trở thành một nhân vật không thể thiếu trong suốt bộ phim Vệ Binh Dải Ngân Hà.

Xem Rocket Raccoon, người hâm mộ được chứng kiến một nhân vật rất hài hước, đầy tình yêu thương và sự dũng cảm. Có thể nói, Rocket là một trong những nhân vật CGI hấp dẫn, luôn thu hút sự chú ý của người xem với những pha hành động hấp dẫn.
The Shark – The Shallows (Vũng Nước Tử Thần)
Nếu bạn nghĩ với công nghệ CGI chỉ có những nhân vật có yếu tố con người mới tạo được ấn tượng. Vậy thì sinh vật thứ ba trong danh sách này không liên quan gì đến motion-cap hay con người.
Đây chỉ đơn giản là một chú cá mập được tạo dựng bằng đồ họa máy tính. The Shark trong bộ phim The Shallows (Vũng nước tử thần) chính là sản phẩm của ông trùm studio SFX Scoyy E. Anderson và nhóm của ông.

Điểm đặc biệt khiến chú cá mập “dễ mến” này trở nên đáng chú ý bởi đây là sinh vật CGI 100%. Chính điều này khiến mọi người tò mò không biết làm thế nào đội ngũ sản xuất đã tạo ra được chú cá chân thật đến vậy.
Với những ai là fan hâm mộ của thể loại phim cá mập, The Shallows là một bộ phim ấn tượng, hoàn hảo và đáng xem.
Davy Jones – Pirates Of The Caribbean: Dead Man’s Chest
Lần đầu tiên xuất hiện trên màn ảnh rộng, loạt phim Cướp biển Vùng Caribbean (Pirates of The Caribbean) đã tạo được thành công vang dội. Đặc biệt, phần phim Dead Man’s Chest kể về cuộc phiêu lưu của các cướp biển gây được sự chú ý lớn.
Tên cướp biển hung ác, man rợ, quỷ quái Davy Jones do Bill Nighy thủ vai đã khiến tất cả khán giả suy nghĩ về các nhân vật xây dựng từ công nghệ CGI. Tên cướp biển huyền thoại Davy Jones khiến bạn phải suy nghĩ rằng liệu đây có phải là một nhân vật thật hay không?

Bởi vì bị nguyền rủa, Davy Jones trở thành một sinh vật lai giữa người và biển, đặc trưng với bộ râu xúc tua bạch tuộc. Đây là một nhân vật với dung nhan kỳ lạ, nổi bật và cực đáng nhớ.
Cho đến ngày hôm nay, nhiều người vẫn tin rằng các hiệu ứng hóa trang của Davy Jones được làm bằng công nghệ thủ công, hay còn gọi là practical effects. Tuy nhiên, thực chất 100% hình ảnh được dựng bằng máy tính.
Công nghệ CGI đã được tận dụng quá tốt để thể hiện tất cả mọi điểm kỳ lạ trên khuôn mặt của tên cướp biển Davy Jones.
Mặc dù nam diễn viên Nighy chưa từng đóng vai nhân vật nào dưới dạng motion – capture trước đó, nhưng những gì anh thể hiện không thua kém gì Andy Serkis.
Tộc Na’vi – Avatar – nhân vật xây dựng từ công nghệ CGI thành công nhất mọi thời đại
Cái tên Avatar chưa bao giờ mất đi sức hút. Suốt một thập kỷ kể từ khi phát hành, Avatar vẫn đứng top 1 các bộ phim ăn khách nhất mọi thời đại.
Đây là siêu phẩm đánh dấu bước tiến lớn trong mảng film 3D và tạo cuộc cách mạng điện ảnh bằng công nghệ CGI. Avatar được cầm trịch bởi đạo diễn tài ba James Cameron và lấy cảm hứng từ vùng đất động vật nổi tiếng ở Disney.

Lý do khiến Avatar trở thành “con gà đẻ trứng vàng” trong năm 2009 – đầu năm 2010 chính là những hiệu ứng cực đẹp mặt và lôi cuốn người xem. Đó chính là tộc người Na’vi và hành tinh Pandora. Sau những thất bại trong việc dựng phim 3D vào những năm 80, James Cameron thật sự đã góp sức to lớn.
Những nhân vật đầy màu sắc với những điều bí ẩn mà con người luôn muốn khám phá. Và càng đi sâu vào tìm hiểu tộc người này, chúng ta sẽ càng yêu mến họ hơn, giống như nhân vật Jake Sully trong Avatar, anh cũng muốn ở lại cùng họ mãi mãi.
Mặc dù câu chuyện không tạo ra nhiều điểm đột phá nhưng chính quá trình làm phim chỉnh chu cùng công nghệ CGI đỉnh cao đã mang đến một tộc người Na’vi sống động và đầy sức hút đến thế.
The T-1000 – Terminator 2: Judgment Day (Ngày Phán Xét)
Lại một tuyệt tác nữa của đạo diễn James Cameron tạo nên những đột phá về hình ảnh. Trước cả Avatar, ông đã tạo ra siêu phẩm Terminator 2: Judgement Day vào năm 1991. Đây là một trong những bộ phim được đánh giá là “vĩ đại” nhất của nền điện ảnh Mỹ.
Trong Terminator 2, T-1000 là nhân vật xây dựng từ công nghệ CGI với hình ảnh đẹp đáng kinh ngạc. Sử dụng CGI trong T2 hoàn toàn tạo ra một cuộc cách mạng.
Công nghệ đã biến cơ thể của T-1000 hóa lỏng, thành một dạng kim loại lỏng cực dị dạng, đánh vào yếu tố thị giác của người xem. Đây là điều mà những bộ phim cùng thời như The Thing, Total Recall vẫn chưa làm được.

Hiệu ứng của việc chứng kiến T-1000 bị bắn vào mặt và khả năng tự chữa lành vết thương tức thời để trở lại với cuộc chiến đã gây cảm hứng và để lại ấn tượng đến gần 30 năm sau.
Ngoài ra, CGI còn giúp bản thân T-1000 trở thành cỗ máy giết người độc ác, với mục tiêu hạ gục Sarah Connor và con trai của cô John.
Trong thời điểm đó, để tạo dựng nhân vật từ CGI hoàn chỉnh là cả một quá trình khó khăn. Tuy nhiên, nhân vật T-1000 do nam diễn viên Robert Patrick thủ vai đã làm được điều ấy.
Hulk – Marvel Cinematic Universe
Hulk – Gã khổng lồ Xanh hẳn đã là cái tên quen thuộc đối với những tín đồ của Vũ trụ Điện ảnh Marvel. Có rất nhiều phiên bản về nhân vật Hulk trên màn ảnh rộng như bộ phim vào năm 2003 của đạo diễn Lý An, The Incredible Hulk do Louis Leterrier đảm nhận hay phiên bản Hulk của Mark Ruffalo, phiên bản quen thuộc với người hâm mộ.

Đương nhiên, khi so sánh về độ mượt mà, Hulk của Mark Ruffalo vẫn là nhân vật được xây dựng từ công nghệ CGI ấn tượng, sống động nhất. Khuôn mặt của nam tài tử được lồng ghép vào nhân vật cùng motion – capture

đã biến gã khổng lồ xanh CGI như bước ra trực tiếp từ các trang vẽ của Marvel Comics.
Gollum – The Lord Of The Rings Trilogy
Có những khoảnh khắc hiếm hoi trên màn ảnh rộng mà cứ vài năm lại có xuất hiện một “trò chơi” hoàn toàn mới. Và lịch sử phim ảnh không bao giờ giống nhau hoàn toàn, đặc biệt là khi công nghệ CGI ngày càng thịnh hành.
Và với Gollum, một nhân vật quỷ quái trong loạt phim “Chúa tể của những chiếc nhẫn” của đạo diễn Peter Jackson. Gã đã đem đến cho khán giả hình ảnh mới lạ về nhân vật chưa từng được thấy trước đây.
Đặc biệt, với kinh nghiệm thể hiện nhân vật qua motion – capture của Andy Serkis kết hợp với kỹ thuật của Peter Jackson đã tạo nên bước đột phá. Serkis đã giúp thể hiện một Hobbit Gollum đa chiều và đầy phức tạp.
Gollum ẩn chứa sự tham lam, và vì sự thờ ơ của One Ring đã làm cho gã biến dạng về mặt thể chất, trở nên vô cùng ích kỷ và độc ác. Công nghệ CGI tạo nên một Gollum trần trụi như vậy chính là nhờ lối diễn xuất dày dạn của Serkis.
Đây là trường hợp đầu tiên về nhân vật xây dựng từ công nghệ CGI và motion – capture thể hiện nhân vật tốt hơn so với thực tế.
May mắn cho những người hâm mộ trung thành của tuyển tập đại hùng ca về vùng Địa Trung Hải, Andy Serkis và Peter Jackson và Weta Studios đã tái hiện thành công nhân vật này. Không chỉ là một nhân vật CGI ấn tượng, Gollum còn là một nhân vật điện ảnh vĩ đại trong mọi thời đại.
Thanos – Marvel Cinematic Universe
Có thể nói, có rất nhiều nhân vật CGI ấn tượng trong Vũ trụ Điện ảnh Marvel mà bạn có thể điền vào danh sách này.
Một trong số đó chính là anh chàng Thanos. Thanos không chỉ đẹp ở góc độ hình ảnh mà nhân vật phản diện này còn bao trùm hầu hết những điều xấu xa trong thập kỷ đầu tại Marvel.
Xuất hiện từ năm 2012 trong loạt phim Avengers đầu tiên, rõ nhất là ở tập Guardians of the Galaxy Vol.1, lúc đó gã Titan điên cuồng vẫn chưa được tạo hình đặc biệt. Thanos thật sự chưa có những chuyển động cảm xúc hoặc kỹ xảo đánh đấm hoành tráng.

Cho đến khi được nam diễn viên Josh Brolin truyền đạt qua motion – capture. Từ đấy, nhân vật Thanos đã được thiết kế hoàn thiện hơn bao giờ hết. Từng cảm xúc qua ánh mắt và khuôn mặt được thể hiện rõ ràng, và tạo được ấn tượng với người hâm mộ.
Ông trùm Thanos đã thực sự trở thành kẻ phản diện hoàn hảo nhất trong giai đoạn đầu của Vũ trụ Điện ảnh Marvel, hay còn được biết đến với cái tên Infinity Saga.
Cesar – Planet Of The Apes Trilogy (Đại Chiến Hành Tinh Khỉ)
Sau thất bại ê chề của phiên bản 2001, thật sự không một ai mong chờ công bố từ hãng phim 20th Century Fox về loạt phim The Planet of the Apes. Thế nhưng, mọi suy nghĩ và định kiến đã bị phá vỡ khi bộ ba Planet of the Apes được ra mắt.
Với sự hỗ trợ của công nghệ CGI và motion – capture tiên tiến nhất, đó không chỉ là loạt phim trilogy hành động đẹp mắt mà còn lấy đi nhiều nước mắt của khán giả.

Đặc biệt, với sự hóa thân đỉnh cao của Andy Serkis vào chú khỉ Cesar đã thật sự thổi hồn vào nhân vật tốt hơn bất cứ ai. Đó cũng chính là lý do khiến siêu vượn Cesar lọt top 10 nhân vật xây dựng từ công nghệ CGI đỉnh cao.
Từ phần đầu của loạt phim “Đại chiến hành tinh khỉ” cho đến những bộ phim tiếp theo của Matt Reeves, thiết kế loài vượn ngày càng thay đổi và được cải tiến vượt trội so với những phần trước.
Serkis là một trong những diễn viên kỳ cựu quen với quá trình xử lý motion-cap nhưng là cái tên khác biệt hoàn toàn. Diễn xuất của Serkis kết hợp với hiệu ứng hình ảnh khiến chú vượn Cesar còn giống con người hơn thực tế.
Bài viết này Digitalfuture đã điểm lại top 10 nhân vật xây dựng từ công nghệ CGI thành công nhất mọi thời đại. Ấn tượng mà Smaug trong “The Hobbit Trilogy”, Cesar trong “Planet Of The Apes Trilogy”, Gollum của Lord of the Rings hay Thanos của Marvel là một minh chứng sống động của CGI với nền công nghiệp điện ảnh hiện nay. Một nhân vật CGI có thể trở nên sống động như mọi sinh vật thực, thậm chí những nhân vật vĩ đại nhất trên màn ảnh cũng được ra đời nhờ CGI.