Hàm SUMIF trong Excel là một trong những hàm cơ bản. Thực hiện thành thạo hàm là cách để bạn hoàn thành công việc tốt hơn. Thế nên nếu bạn còn khá mơ hồ về cách sử dụng hãy cập nhật để không bỏ lỡ những lợi ích tuyệt vời mà hàm SUMIF mang đến.
Hàm SUMIF trong Excel – Cú pháp và cách sử dụng
Bạn đã bao giờ tìm hiểu về hàm SUMIF trong Excel chưa? Hàm được biết là hàm tính tổng có điều kiện. Về cách sử dụng khá giống với hàm COUNTIF. Hàm SUMIF có cú pháp như sau:
- SUMIF (range, criteria, [sum_range])

Dễ thấy rằng hàm SUMIF có tất cả là 3 đối số. Trong đó đối số thứ 3 không bắt buộc và hai đối số đầu là bắt buộc. Cụ thể hơn:
- range – là các ô được đánh giá theo tiêu chí của người thực hiện
- criteria – điều kiện mà tiêu chí cần phải đáp ứng. Các tiêu chí có thể nằm dưới dạng số, văn bản, ngày, tham chiếu ô, biểu thức logic, hoặc một hàm Excel khác,…
Tuy nhiên bạn cần đặc biệt chú ý, điều kiện dạng văn bản hoặc chứa các ký tự được đặt trong dấu ngoặc kép (“”). Riêng đối với trường hợp điều kiện không phải dạng số thì không cần đến dấu nháy kép.
Làm thế nào để sử dụng SUMIF trong Excel – công thức minh họa
Hàm SUMIF trong Excel được sử dụng rộng rãi. Với khả năng tính tổng có điều kiện hàm được sử dụng như thế nào? Hãy tiếp tục theo dõi thông tin bài viết, để khám phá công dụng của hàm SUMIF.
SUMIF với dấu lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng
Đối với hàm SUMIF bạn hoàn toàn có thể thêm vào các dấu lớn hơn, nhỏ hơn. Hoặc đó cũng có thể là một giá trị nhất định. Bạn cũng cần đặc biệt lưu ý tất cả các dấu theo sau bởi một số hoặc một văn bản phải được được đặt trong dấu nháy kép.
- Tiêu chí tính tổng nếu lớn hơn, ta có công thức =SUMIF(A2:A10, “>5”). Ở công thức này là đang tính tổng các giá trị lớn hơn 5 trong các ô A2:A10.
- Tính tổng nếu nhỏ hơn, ta có công thức: =SUMIF(A2:A10, “<10”, B2:B10).
- Tính tổng nếu bằng ta có công thức: =SUMIF(A2:A10, “=”&D1) hoặc có thể sử dụng =SUMIF(A2:A10,D1).
- Tính tổng nếu khác nếu khác ta sẽ có công thức: =SUMIF(A2:A10, “<>”&D1, B2:B10).
- Tính tổng nếu lớn hơn hoặc bằng ta có công thức: =SUMIF(A2:A10, “>=5”).
- Tính tổng nếu nhỏ hơn hoặc bằng ta có công thức: =SUMIF(A2:A10, “<=10”, B2:B10).
Cách sử dụng Hàm SUMIF với tiêu chí văn bản
Bên cạnh các con số chúng ta con thực hiện được nhiều điều tuyệt vời hàm SUMIF trong Excel. Được biết hàm còn cho phép bạn thêm các giá trị. Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng sẽ cần các công thức khác nhau để đối chiếu chính xác và đối chiếu từng phần. Dưới đây là các công thức ví dụ:
- Tính tổng nếu bằng: Đối chiếu hoàn toàn ta có công thức =SUMIF(A2:A8, “bananas”, C2:C8); Đối chiếu từng phần: =SUMIF(A2:A8, “*bananas*”, C2:C8).
- Tính tổng nếu khác: Đối chiếu hoàn toàn chúng ta có công thức =SUMIF(A2:A8, “<>bananas”, C2:C8); Đối chiếu từng phần: =SUMIF(A2:A8, “<>*bananas*”, C2:C8).
Ví dụ tính tổng nếu khác theo hình minh họa phía dưới ta có công thức:
= SUMIF (A2: A7, “<> goldfinger bananas”, C2: C7)

Sử dụng dấu so sánh với tham chiếu ô
Trên thực tế hàm SUMIF có rất nhiều cách để sử dụng. Nếu bạn muốn có được một công thức hàm SUMIF ở dạng tổng quát hơn điều này hoàn toàn có thể. Khi đó, bạn chỉ cần thay thế giá trị văn bản hoặc số hay văn bản vào trong phần tiêu chí với sự góp mặt của một ô tham chiếu. Cụ thể hơn:
= SUMIF (A2: A8, “<>” & F1, C2: C8)
Ở ví dụ này bạn không cần thiết phải thay đổi công thức tính tổng có điều kiện được dựa trên các tiêu chí khác. Thay vào đó, hãy nhập một giá trị mới vào ô tham chiếu. Thông qua đó ra thu về công thức: Công thức 1: = SUMIF (A2: A8, “=” & F1, C2: C8) và công thức tiếp theo là : = SUMIF (A2: A8, F1, C2: C8).

Công thức SUMIF với ký tự đại diện
Tính tổng có nhiều cách khác nhau nếu bạn làm việc trên Excel thường xuyên sẽ nắm rõ được điều này.Nếu bạn muốn tính tổng bằng cách đối chiếu từng phần bắt buộc phải sử dụng các ký tự đại diện trong công thức tính tổng SUMIF.
Chúng ta có hai ký tự đại diện:
- Dấu hoa thị (*) sẽ đại diện cho nhiều ký tự. Ví dụ: = SUMIF (A5: A7, “bananas *”, C2: C8).
- Dấu hỏi (?) đại diện cho một ký tự duy nhất nằm tại một vị trí cụ thể. Ví dụ: = SUMIF (A5: A7, “??????”, C2: C8).
Làm thế nào để tính tổng các ô tương ứng với các ô trống
Để tính tổng các ô tương ứng với các ô trống chúng ta phải làm sao? Nếu đã có ô trống thì ô đó sẽ không có gì. Đương nhiên không có công thức, không có chối chiều dài bằng 0. Đồng thời sẽ được trả lại bằng một hàm Excel khác. Lúc này bạn hãy sử dụng dấu “=” để làm tiêu chí tính tổng. Từ đó ta có công thức như sau:
= SUMIF (A2: A10, “=”, C2: C10)
Hoặc trường hợp trống bao gồm chuối dài bằng 0 bạn cũng có thể sử dụng hai dấu nháy kép “” làm tiêu chí. Từ đó ta có công thức:
= SUMIF (A2: A10, “”, C2: C10)
Làm thế nào để tính tổng các ô tương ứng với các ô không trống
Trong trường hợp tính tổng của các giá trị trong ô khi có một ô tương ứng không rỗng thì ta làm thế nào? Đương nhiên thật đơn giản bạn hãy sử dụng “<>” làm tiêu chí cho công thức lần này:
= SUMIF (A2: A10, “<>”, C2: C10)

Cách sử dụng hàm SUMIF với ngày tháng
Về cách sử dụng hàm SUMIF với ngày tháng bạn có thể áp dụng các công thức dưới đây:
Tính tổng giá trị ô thông qua 1 ngày tháng ấn định:
=SUMIF(B2:B9,”10/29/2014″,C2:C9)
Tính tổng giá trị ô, nhưng ngày ở ô tương ứng bằng hoặc lớn hơn ngay ở các ô đã cho ta có công thức:
=SUMIF(B2:B9,”>=10/29/2014″,C2:C9)
Nếu bạn tính tổng giá trị ô thế nhưng ngày ở ô tương ứng lại lớn hơn ngày ở một ô khác lúc này công thức sẽ được áp dụng là:
=SUMIF(B2:B9,”>”&F1,C2:C9)
Bên cạnh đó bạn có thể kết hợp với hàm TODAY(). Cụ thể hơn:
Tính tổng dựa trên ngày hiện thời, ta có công thức: =SUMIF(B2:B9, TODAY(), C2:C9)
Tính tổng nhưng nằm trong quá khứ hoặc là trước ngày hiện tại tacos công thức:
=SUMIF(B2:B9, “<“&TODAY(), C2:C9).
Tính tổng nằm trong tương lai hoặc có thể được hiểu là sau ngày hiện tại, chúng ta có công thức: =SUMIF(B2:B9, “>”&TODAY(), C2:C9).
Nếu tính tổng của giá trị ô ngày hiện thời + 7 ngày nữa, ta có công thức: =SUMIF(B2:B9, “=”&TODAY()+7, C2:C9).

Như vậy cách sử dụng hàm SUM với hàm ngày tháng năm có nhiều cách khác nhau. Trong quá trình sử dụng bạn hãy căn cứ mục đích để lựa chọn các hàm sao cho phù hợp nhất.
Cách tính tổng các giá trị ứng với trong một quãng thời gian nhất định
Cách tính tổng các giá trị ứng với trong một quãng thời gian nhất định bạn có thể sử dụng kết hợp 2 hàm SUMIF. Hoặc phương án khác là dùng hàm SUMIFS tính tổng với nhiều điều kiện. Trong bài chia sẻ này, chúng ta hãy thực hiện tính tổng bằng cách ghép hai hàm. Cụ thể hơn:
= SUMIF (B2: B9, “> = 10/1/2014”, C2: C9) – SUMIF (B2: B9, “> = 11/1/2014”, C2: C9)
Công thức trên tính tổng giá trị nằm trong các ô C2: C9. Với tiêu chí là ngày trong cột B nằm giữa ngày ngày 31/10/2014 và 1/10/2014.

Làm thế nào để tính tổng các giá trị trong một vài cột
Bạn hoàn toàn có thể tính tổng các giá trị trong một cột với công thức sau:
= SUMIF (A2: A9, “apples”, F2: F9)
= SUMIF (A2: A9, H1, F2: F9)
Hàm SUMIF trong Excel là gì? Cách sử dụng như thế nào? Với thông tin của bài viết chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu được. Để có thể sử dụng thành thạo bạn đừng quên việc ôn luyện và thực hành hàng ngày. Nhờ đó kỹ năng sử dụng các hàm cũng trở nên tốt hơn.
>>> Xem thêm: Hàm đếm trong Excel – Hàm COUNT đếm các ô có số – digitalfuture
>>> Xem thêm: Cú pháp hàm nhân trong Excel (hàm PRODUCT) – digitalfuture