Các hàm excel trong kế toán công nợ và hướng dẫn lập bảng tổng hợp công nợ phải thu khách hàng trên Excel

Lập bảng công nợ trên Excel tưởng chừng đơn giản song trên thực tế thì không. Chỉ khi bạn khi bắt tay vào thực hiện mới thấy nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Vì thế đang gặp khó khăn trong lập bảng và vẫn không đạt được kết quả như mong muốn?

Vậy hãy tham khảo ngay hướng dẫn lập bảng tổng hợp công nợ và các hàm excel trong kế toán công nợ. Chắc chắn thông tin bài chia sẻ của digitalfuture sẽ giúp bạn lập bảng công nợ một cách dễ dàng, chính xác.

Các hàm excel trong kế toán công nợ

Làm việc với Excel lâu ngày bạn sẽ thấy đây là một công cụ vô cùng hữu ích. Thông qua công cụ, bạn công việc đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng và dễ dàng. Đã làm việc với Excel bạn sẽ phải làm việc với các hàm excel trong kế toán công nợ. Đó có thể làm hàm cơ bản, hàm phức tạp,… Đương nhiên với việc lập bảng công nợ cũng không là ngoại lệ.

cong-no-phai-thu-tren-Excel
Hướng dẫn lập bảng tổng hợp công nợ phải thu khách hàng trên Excel

Những hàm sẽ sử dụng khi lập bảng công nợ bao gồm:

  • Hàm VLOOKUP, SUMIFS
  • Hàm MIN, MAX:

Bạn đã biết thông tin gì về các hàm này chưa? Hàm VLOOKUP chính là một hàm dữ liệu. Hay hiểu đơn giản hơn hàm sẽ hoạt động dựa trên các cơ sở dữ liệu. Trong khi hàm SUMIFS là hàm tính tổng với nhiều điều kiện. Hàm MIN là hàm tìm kiếm giá trị nhỏ nhất và hàm MAX là trả về giá trị lớn nhất.

Trong bảng công nợ này, để tối ưu đặc biệt là đảm bảo dữ liệu chính xác khi thay đổi khoảng thời gian chúng ta nên sử dụng hàm MIN và MAX. Hàm VLOOKUP  và hàm SUMIFS sẽ được áp dụng để tính số dư đầu kỳ cũng như số phát sinh trong kỳ là bao nhiêu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo và tự tìm cho mình những các hàm excel trong kế toán công nợ thích hợp. Tuy nhiên dù sử dụng hàm gì bạn cũng cần phải xét đến tính tối ưu và chính xác. Nhờ đó bảng công nợ của bạn mới thực sự có giá trị và đảm bảo tính chính xác. 

Hướng dẫn lập bảng tổng hợp công nợ phải thu khách hàng trên Excel

Download Giáo trình tự học Hàm Excel mới nhất 2022 pdf+word miễn phí

Hướng dẫn lập bảng tổng hợp công nợ phải thu khách hàng trên Excel sẽ giúp bạn lập được bảng công nợ chính xác. Nếu bạn còn đang bỡ ngỡ thì đây là thông tin rất đáng để tham khảo.

Đối với việc lập bảng công nợ sẽ chia ra từng giai đoạn khác nhau. Nhằm mục đích công thức dễ theo dõi hơn, chúng ta sẽ đặt tên cụ thể cho các vùng dữ liệu trong Sheet DATA.

Tính số dư đầu kỳ

Hướng dẫn lập bảng tổng hợp công nợ phải thu khách hàng trên Excel chúng ta quy định số dư đầu kỳ là số dư tính tới thời điểm từ ngày (G7). Từ đó chúng ta có công thức ở ô E12 tức là nợ đầu kỳ như sau: =MAX(VLOOKUP(C12,DMKH!$A$3:$H$6,7,0) -VLOOKUP(C12,DMKH!$A$3:$H$6,8,0)+SUMIFS(SO_TIEN,CT_NO,C12,NGAY_GS,”<” & $G$7) – SUMIFS(SO_TIEN,CT_CO,C12,NGAY_GS, “<” &$G$7),0).

Công thức ở ô E13 là: =-MIN(VLOOKUP(C12,DMKH!$A$3:$H$6,7,0) -VLOOKUP(C12,DMKH!$A$3:$H$6,8,0)+SUMIFS(SO_TIEN,CT_NO,C12,NGAY_GS,”<” & $G$7) – SUMIFS(SO_TIEN,CT_CO,C12,NGAY_GS, “<” &$G$7),0).

Cong-thuc-tinh-so-du-dau-ky
Công thức tính số dư đầu kỳ

Dễ thấy rằng hai công thức trên có nhiều điểm tương đồng. Thay vì sử dụng kết hợp  hàm MAX để xác định số dư bên Nợ thì số dư bên Có chúng có thể thay thế là MAX = -MIN. Qua đó, việc bạn thay đổi ngày tháng ở ô G7 thì số dư này luôn đảm bảo tính chính xác. 

>>> Xem thêm: Tại sao các kế toán viên cần sử dụng các hàm excel trong kế toán kho? – digitalfuture

Tính số phát sinh trong kỳ

Số phát sinh bên Nợ (G12) thực hiện theo công thức:

=SUMIFS(SO_TIEN,CT_NO,C12,NGAY_GS,”>=” & $G$7, NGAY_GS, “<=” & $G$8).

Số phát sinh bên Có (H12) áp dụng công thức:

=SUMIFS(SO_TIEN,CT_CO,C12,NGAY_GS,”>=” & $G$7, NGAY_GS, “<=” & $G$8).

Tinh-so-du-trong-ky-phat-sinh
Tính số dư trong kỳ phát sinh

Như vậy chúng ta đã tính tổng số tiền với điều kiện NGAY_GS nằm trong khoảng từ ngày – đến ngày. Công thức này có thể bị thay đổi nếu bạn quy định và sử dụng các ô tham chiếu khác nhau. 

Tính số dư cuối kỳ

Sau khi bạn đã tính được các bước trên thì việc tính số dư cuối kỳ cũng trở nên đơn giản hơn. Chỉ cần áp dụng công thức đơn giản là bạn hoàn toàn có thể tính được số dư cuối kỳ là bao nhiêu.

Hãy nhập công thức tại ô  I12 =MAX(E12+G12-F12-H12,0) nhằm mục đích tính số dư cuối kỳ bên Nợ.

Nhập công thức tại ô J12 để tính số dư cuối kỳ bên Có: =-MIN(E12+G12-F12-H12,0).

Tinh-so-du-cuoi-ky
Tính số dư cuối kỳ

Công việc cuối cùng của bạn sẽ vô cùng đơn giản với cách tính trên. Bạn hãy áp dụng các công thức trên cho những dòng dưới để có kết quả chính xác. Lập bảng công nợ là việc là bất kỳ một kế toán nào cũng cần phải thực hiện.

Với hướng dẫn lập bảng tổng hợp công nợ phải thu khách hàng trên Excel bạn sẽ thực hiện dễ dàng hơn rất nhiều. Thế nhưng bạn cần lưu ý tìm hiểu rõ về cách sử dụng các hàm.

Kết luận: Dễ thấy rằng việc lập bảng công nợ trên Excel đơn giản. Thế nhưng để tình toán thì không phải là điều ai cũng làm được. Đặc biệt với những người không thường xuyên làm việc sẽ gặp không ít khó khăn.

Theo đó, bạn hãy tự mình thực hành. Bên cạnh đó, nếu bạn cảm thấy việc lập bảng công nợ không hề dễ dàng, hãy tham gia các khóa học online. 

Thông quá các khóa học bạn sẽ nắm được nhiều kiến thức hữu ích về việc sử dụng Excel cũng như các mẹo sử dụng. Thế nhưng bạn cần nhớ rằng, hãy lựa chọn trung tâm đào tạo uy tín, có phương pháp riêng thay vì dạy ào ào.

Còn nhiệm vụ ngay lúc này của bạn chính là việc Note ngay lại hướng dẫn lập bảng tổng hợp công nợ phải thu khách hàng trên Excel. Đặc biệt ghi nhớ các hàm excel trong kế toán công nợ.

>>> Xem thêm::Các hàm thời gian trong Excel – Hàm TIME – digitalfuture

Related Posts

Quang Đỗ Vinh

Xin chào! tôi là Quang, một SEO excutive. tôi tự học SEO được hơn 1 năm. Mong muốn của tôi là chia sẻ, hỗ trợ kiến thức digital marketing cho newbie.
© 2023 Digital Future · Powered by WordPress
ee88 https://new88.blue/ sv388 tải app jun88