Như các bạn đã biết thì hàm COUNT trong Excel là một hàm đếm. Đây là một hàm tương đối phổ biến và cần thiết trong công việc. Hàm giúp cho bạn đỡ rất nhiều công sức hơn là cách tính thủ công cũ. Tối ưu hóa toàn bộ chuỗi công việc khi phân tích dữ liệu. Nghe thì thế, nhưng liệu đã ai hiểu rõ và cụ thể về bản chất của nó chưa. Nếu còn lưỡng lự thì ngay bây giờ hãy cùng mình mổ xẻ, phân tích thật kỹ hàm Count nhé!

Công thức tính hàm COUNT trong Excel
Cụ thể, cú pháp của hàm đếm COUNT trong bảng tính được thể hiện như sau:
= COUNT (value1, [value2],…)
Cụ thể về các đối số như sau:
- Value1 : Bắt buộc phải có trong hàm tính. Là giá trị trước tiên dùng để tham chiếu ô hoặc vùng chọn bổ sung trong đó mà bạn muốn đếm các giá trị.
- Value2 : Mang tính tùy chọn, không quy định bắt buộc. Giới hạn đếm tối đa là 225 tham số, ô tham chiếu hoặc là phạm vi bổ sung mà bạn muốn đếm thêm vào đó.
Chú ý: Tất cả các đối số sẽ có thể chứa hoặc được tham chiếu tới các kiểu dữ liệu không giống nhau. Nhưng chỉ đếm được với các số.

Một lưu ý quan trọng khi sử dụng hàm COUNT
Sau đây là những gạch đầu dòng cần bạn phải nhớ khi sử dụng hàm COUNT trong Excel:
- Tất cả những tham số nào dưới các định dạng như: số, dạng ký tự văn bản của số ( ví dụ: số bên trong dấu trích dẫn,…) sẽ đều được đếm cả.
- Các trường hợp ngoài lề như: Văn bản thuần chữ, các định dạng giá trị không thể hiển thị dưới dạng số hoặc các giá trị mang tính logic thì sẽ phải sử dụng đến hàm COUNTA.
- Bạn muốn đếm một số nào đó với một số tiêu chí bắt buộc cho trước. Lúc đó hãy nghĩ ngay tới hàm COUNTIFS hay COUNTIF
- Có thể đối số sẽ là mảng hay tham số. Lúc đó, chỉ các số bên trong mảng hoặc chính tham chiếu đó sẽ được đếm.
- Các đối số hiện hữu dưới dạng văn bản lỗi, giá trị lỗi. Hay là nó không thể biến chuyển thành số được, sẽ không được đếm.
- Bạn có thể đếm được tất cả các ô hàng cột của bảng tính. Hàm COUNT sẽ tự động chọn lọc cho bạn để tránh sai sót.
Hãy thật chú ý những điều trên. Nó sẽ giúp bạn tìm ra những lỗi sai, những phép thay đổi linh hoạt khi bạn sử dụng Excel.
Ví dụ và cách dùng hàm COUNT trong Excel
Ví dụ 1: Kí hiệu số học sinh thi trượt là tr. Hãy đếm số học sinh đỗ trong kỳ thi dưới đây:

Áp dụng công thức ta có ô C15 =COUNT(C4:C13). Nhập xong bạn nhấn “ENTER”
Và kết quả chúng ta được như sau:

Như các bạn đã thấy ở trên là ví dụ về hàm COUNT. Cách tính rất cụ thể và rõ ràng. Như đã thấy, hàm sẽ đếm lần lượt các học sinh đỗ từ ô C4 cho tới C13. Cuối cùng, sẽ đếm lọc ra tổng số học sinh trượt dựa theo định dạng là số.
Trường hợp đếm các cột không giáp nhau trực tiếp
Nếu bạn nghĩ hàm COUNT chỉ đếm được từng cột giá trị một thì hãy nhìn ảnh này. Bạn có thể áp dụng công thức hàm như ảnh trên. Mỗi khoảng đếm ngăn cách nhau bởi một dấu chấm phẩy ” ; “. Bạn sẽ có thể đếm được tất cả các số ở mọi cột khác nhau tùy ý định.

Kết quả khi sử dụng hàm đếm đó là: = 14. Bạn thấy không, chỉ cần sử dụng hàm đếm thì ở bất cứ cột nào cũng cho ra một kết quả chuẩn xác.

Trường hợp đếm cả số lẫn chữ thì sao
Khi bạn nhập liệu tương ứng với các cột và hàng trong hàm COUNT. Nếu bạn chẳng may nhập cả cột có chứa cả ký tự số và chữ thì sao:

KẾT QUẢ LÀ:

Bạn thấy không, dù trong hàm COUNT bạn có đếm ở bất cứ cột nào. Phép đếm của bạn vẫn cho ra một kết quả hợp lý và chính xác nhất. Phép ví dụ trên đã giải quyết phần nào thắc mắc của bạn rồi đó. Hàm COUNT đếm tất cả. Nó chỉ loại trừ những tham số không biến chuyển thành số được mà thôi.
Trường hợp đếm tất cả các hàng thì sao

Kết quả là: =14

Hàm COUNT có thể đếm tất cả các tham số ở mọi ô hàng cột khác nhau. Như ví dụ trên, bạn hãy để ý thật kỹ. Để có thể đếm tất cả các ô, hãy nhập từ tham số đầu tiên, của cột đầu tiên. Tiếp đó là tham số cuối cùng của cột cuối cùng. ( Ở hình trên là từ B4 ???? E13)
Những trường hợp không đếm được
Hàm COUNT sẽ không đếm được với các định dạng thuần chữ. Ví dụ như đây:

Kết quả sẽ ra đó là =0.

Như bạn đã thấy, hàm đếm đã không thực hiện được. Lý do vì đây là các định dạng thuần chữ, không thể biến thành số được. Đó là điều bạn nên chú ý khi triển khai đếm trên các ô chứa nhiều định dạng phức tạp.
Trên đây là những chia sẻ cụ thể, rõ ràng về hàm COUNT trong Excel dành cho bạn. Những trường hợp cụ thể về cách đếm, cách triển khai phép tính. Đặc biệt là giúp cho bạn thật sự hiểu rõ về bản chất của hàm COUNT. Từ đó bạn có thể triển khai thật tốt cho công việc của mình.
>>> Xem thêm: Hàm MID trong Excel – cú pháp và những cách sử dụng cơ bản. – digitalfuture
>>> Xem thêm: Định nghĩa hàm LEN trong Excel. – digitalfuture