Nền tảng Blockchain là nơi mà mọi giao dịch liên quan đến tiền ảo Bitcoin được diễn ra. Mọi thứ không lúc nào cũng hoàn hảo. Và giao dịch trên Blockchain cũng vậy. Đôi khi sử dụng nền tảng này thì bạn sẽ gặp trường hợp giao dịch chưa xác nhận trên Blockchain . Khi đó thì người dùng nên làm như thế nào? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Kiểm tra giao dịch trên Blockchain
Nền tảng Blockchain hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ khác nhau cho người dùng. Do đó mà nền tảng này rất phổ biến. Vậy để biết giao dịch của mình đã được xác nhận hay chưa thì nên làm gì? Cách kiểm tra giao dịch trên Blockchain rất dễ dàng gồm 3 bước như sau.
Bước 1: Copy địa chỉ ví Bitcoin của bạn thật chính xác dưới dạng chuỗi kí tự.

Bước 2: Sau đó, hãy dán địa chỉ ví mà bạn vừa copy vào ô tìm kiếm.

Bước 3: Nhấn phím enter và tất cả mọi giao dịch của bạn sẽ hiện ra.
Khi đó nếu trên trang đó mà xuất hiện ô màu đỏ với dòng chữ giao dịch chưa xác nhận thì giao dịch của bạn vẫn chưa được hoàn thành.

Vậy là sau 3 bước trên thì bạn đã kiểm tra xong giao dịch của mình trên Blockchain rồi đó.
Lý do Blockchain xác nhận chậm trễ có thể bạn chưa biết
Khi bạn gặp giao dịch chưa xác nhận trên Blockchain thì lý do là gì? Có rất nhiều nguyên nhân blockchain không xác nhận khác nhau. Đó có thể là do có quá nhiều người dùng giao dịch cùng một lúc gây ra sự tắc nghẽn đường truyền. Hoặc cũng có thể là do kết nối mạng của bạn không được ổn định. Nhưng hầu hết mọi người đều cho rằng nguyên nhân chính gây ra sự chậm trễ này chính là phí giao dịch thấp. Vì vậy mà nhiều người đã tăng phí giao dịch của mình lên để được ưu tiên.
Hệ quả của việc chuyển Bitcoin bị pending
Có lẽ khi giao dịch chưa xác nhận trên Blockchain thì mọi người sẽ rất lo lắng và bồn chồn bởi những hậu quả to lớn mà nó đem lại.
Đầu tiên, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài chính của bạn. Thị trường tiền ảo Bitcoin luôn luôn biến động, lên xuống thất thường. Chính vài vậy mà biết đâu trong lúc bị pending, giá tiền Bitcoin lại bị xuống thấp hơn. Đây là một vấn đề mà bất cứ ai cũng không mong muốn sẽ xảy ra.
Không chỉ vậy, những website cung cấp dịch vụ giao dịch Bitcoin cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì sao? Khách hàng sẽ cảm thấy không hài lòng và chán nản vì sự chuyển tiền chậm trễ. Từ đó, các website sẽ khó khăn trong việc thu hút người dùng.
Cách đẩy lệnh bị pending trong Blockchain
Vậy khi giao dịch chưa xác nhận trên Blockchain thì nên xử lí như thế nào? Dưới đây là cách xử lí tình huống đó trong vòng 24h đến 48h mà vẫn không được xác nhận.
Bước 1: Hãy truy cập ngay vào trang web Blockchain.info. Sau đó, giống như kiểm tra giao dịch, bạn cũng copy và dán vào ô tìm kiếm lệnh giao dịch
Bước 2: Nhấn vào chi tiết giao dịch
Bước 3: Thêm vào url giao dịch của bạn đoạn HEX sau: ?format=hex
Bước 4: Bạn sẽ copy toàn bộ dãy số rồi dán dãy số ấy vào khung trên trang web https://blockchain.info/pushtx.
Bước 5: Chọn Submit Transaction.
Giao dịch Bitcoin bị pending
Khi giá của tiền ảo Bitcoin tăng lên thì số lượng giao dịch cũng tăng lên. Và lúc ấy, giao dịch Bitcoin rất hay bị pending. Vậy khi gặp tình huống này thì nên làm gì? Dưới đây là một số cách xử lí khi gặp tình huống này và đừng quên ghé thăm digitalfuture để cập nhật các chủ đề Fintech sáng tạo công nghệ để sử dụng trong các hoạt động, dịch vụ tài chính.
Cách 1: Đợi
Nếu như giao dịch của bạn không cần thiết phải gấp rút thì bạn cứ quên vấn đề này đi và thư giãn. Nhiều khi, cách tốt nhất để giải quyết vấn đề lại chính là sự đợi chờ. Khi những giao dịch có phí đắt hơn đã được giải quyết xong thì tiếp theo giao dịch của bạn sẽ được thực hiện thôi.
Cách 2: Replace By Fee – RBF
Đây là một tính năng chuyển đổi một giao dịch có mức phí thấp thành mức phí cao hơn. Thế nhưng cũng chỉ có vài ví là hỗ trợ tính năng này. Nếu bạn được hỗ trợ loại tính năng này thì bạn sẽ không bị đau đầu với những con số, phép tính toán chi phí nữa. Replace By Fee – RBF không hề gây ra sự bất lợi nào trong quá trình sử dụng.
Cách 3: Transaction acceleration (Bộ tăng tốc giao dịch)
Có rất nhiều bộ tăng tốc giao dịch khác nhau được vận hành. Giao dịch của bạn sẽ được thêm vào khối tiếp theo họ đào nếu họ làm được. Tuy nhiên, số tiền phí của bạn cũng sẽ khác nhau tùy vào từng bộ tăng tốc. Bên cạnh việc được miễn phí của một số pool thì một số khác sẽ tính phí trả trước, và đôi khi sẽ đòi tiền boa.
Như vậy, trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề giao dịch chưa xác nhận trên Blockchain. Mong rằng bài viết này của digitalfuture sẽ giúp ích cho bạn khi bạn gặp vấn đề này.