Bạn đã biết về cách làm tròn số trong Excel chưa? Giả sư như, bạn đang có một bảng tính dữ liệu được trả về với kết quả có nhiều chữ số thập phân. Lúc này, bạn đang muốn làm tròn đến chữ số thập phân gần nhất, nhưng bạn lại không biết cách thực hiện chúng như thế nào? Bạn có thể tìm hiểu về phương pháp làm tròn số trong bảng tính Excel ở bài viết dưới đây.
Tại sao cần làm tròn số trong Excel
Trong tất cả các bảng tính về số liệu trên Excel, việc cần làm tròn số là điều cần thiết nhất để làm gọi về số liệu tính và bảng tính. Khi đã làm tròn số thì việc tính toán tiếp theo cũng sẽ đơn giản hơn và dễ dàng hơn. Trên bảng tính Excel, để làm tròn số thì chúng ta có thể sử dụng với các hàm Excel khác nhau.

Với mỗi hàm số được làm tròn sẽ đều làm tròn số theo các phương thức khác nhau, giúp người dùng có thể lựa chọn được dữ liệu ở trong bảng Excel. Với những cách làm tròn số trong Excel mà chúng tôi sắp chia sẻ với bạn ở bài viết này như: Làm tròn bằng Roundup, làm tròn bằng Rounddown, làm tròn bằng Mround,…. Bạn có thể tìm hiểu kỹ lưỡng chúng để có phương thức tính toán hợp lý nhất.
Hàm làm tròn ROUND trong Excel
Hàm ROUND sử dụng trong bảng tính Excel, có cú pháp tính toán như sau:
=ROUND(number,num_digits)
Trong khi đó:
– Number: chính là số cần làm tròn.
– N: chính là số có thể âm hoặc dương.
Ghi chú: Đối với số N thì chúng ta sẽ có thêm một số trường hợp khác như sau:
– Với N = 0: Chúng ta sẽ làm tròn tới số nguyên gần nhất. Chẳng hạn như: làm tròn số ROUND(9.23.0) = 9
– Với N > 0: Chúng ta sẽ làm tròn tới vị trí thập phân chỉ định. Chẳng hạn như sau: ROUND(21.25648,6_ = 21.25. Nếu N = 1 thì lấy 1 số lẻ, còn N = 2 thì lấy 2 số lẻ,…
– Với N < 0: Chúng ta sẽ được làm tròn sang bên trái của dấu thập phân. Chẳng hạn như sau: ROUND(23.24328, -1) = 20. Nếu N = -1 thì làm tròn tới hàng chục, còn N = -2 thì làm tròn tới hàng trăm, và N = -3 thì làm tròn tới hàng nghìn,….
Ví dụ cụ thể:
Chúng ta sẽ thực hiện bảng dữ liệu điểm số này như dưới đây. Hàm làm tròn số tính đến 2 chữ số thập phân.

Ở ngay ô nhập kết quả của điểm số làm tròn, thì chúng ta nhập với công thức = Round(C2,2), sau đó nhấn Enter.
Tại đây, ở cột C2 chính là điểm trung bình của sinh, 2 nghĩa là chỉ lấy 2 số ở bên phải của dấu thập phân, làm tròn tới 2 số sau dấu phẩy. Đối với trường hợp N < 0 thường được xuất hiện ở bảng lương hoặc bảng hóa đơn.
Sẽ cho ra kết quả điểm số được làm tròn ở số thứ 2 sau dấu thập phân. Bạn có thể kéo xuống dưới để nhập nốt điểm số của sinh viên.

Đối với hàm ROUND sử dụng trong Excel, người dùng sẽ dễ dàng hơn trong việc làm tròn số liệu, bảng tính gọn gàng hơn. Bởi, khi làm tròn thì người xem sẽ dễ dàng theo dõi bảng dữ liệu của mình và bạn cũng tính toán được nhanh chóng hơn.
>>> Xem thêm: Hàm Round, cách dùng hàm làm tròn trong Excel đơn giản – digitalfuture
Hàm làm tròn lên trong Excel: ROUNDUP dễ dàng
Hàm ROUNDUP trong Excel là loại hàm công thức có chức năng để làm tròn đến một vị trí thập phân nhất đinh.
Công thức của hàm ROUNDUP được sử dụng để tính toán trong Excel như sau:
=ROUNDUP(NUMBER, num_digits)
Trong khi đó:
– number: Chính là số được sử dụng để làm tròn.
– num_digits: Là phần số chữ số sau dấu phẩy cần được làm tròn.
Chú ý:
– ROUNDUP được hoạt động như ROUND, ngoại trừ về một điểm là hàm này luôn được sử dụng để làm tròn số lên.
– Nếu num_digits mà lớn hơn 0 (không), thì số sẽ được làm tròn lên tới số có vị trí thập phân đã được xác định.
– Nếu num_digits mà bằng 0 thì số sẽ được làm tròn lên số nguyên gần nhất.
– Nếu num_digits mà nhỏ hơn 0 thì số sẽ được làm tròn lên về phía bên trái của dấu thập phân.

Ví dụ cụ thể:
– Làm tròn 3,2 lên tới không vị trí thập phân, cho ra kết quả = 4, sử dụng công thức: =ROUNDUP(3.2,0)
– Làm tròn 76,9 lên đến không vị trí thập phân, cho ra kết quả = 77, sử dụng công thức: =ROUNDUP(76.9,0)
– Làm tròn 3,13249 lên tới 3 vị trí thập phân, cho ra kết quả = 3,132, với công thức: =ROUNDUP(-3. 13249, 1).
– Làm tròn 313249,93648 lên tới 2 vị trí thập phân về bên trái của dấu thập phân = 31400, sử dụng công thức: =ROUNDUP(313249,93648, -2).
Công thức tính với hàm làm tròn xuống ROUNDDOWN
Hàm ROUNDDOWN chính là hàm được sử dụng để làm tròn số gần nhất. Với cú pháp được sử dụng như dưới đây:
=ROUNDDOWN(x,y)
Trong khi đó:
– x: Chính là số mà bạn muốn làm tròn gần nhất
– y: Chính là chữ số thập phân cạnh với dấu phẩy mà bạn đang muốn làm tròn.
Ghi chú:
– Hàm ROUNDDOWN có hoạt động giống với hàm ROUND, ngoại trừ chúng luôn luôn làm tròn số xuống.
– Nếu phần số chữ số lớn hơn 0 (không), thì số sẽ được làm tròn xuống tới số vị trí thập phân được chỉ định.
– Nếu phần số chữ số bằng 0, thì số được làm tròn xuống tới số nguyên gần nhất.
– Nếu số chữ số nhỏ hơn 0, thì số được làm tròn số xuống sáng bên trái của dấu thập phân.

Ví dụ cụ thể:
Bạn lấy toàn bộ dữ liệu ví dụ trong bảng sau và dán chúng vào ô A1, của một bảng tính excel hoàn toàn mới. Để cho công thức hiển thị ra kết quả, hãy lựa chọn chúng, nhấn F2 và tiếp đó nhấn Enter. Nếu cần thì bạn có thể điều chỉnh về độ rộng của cổ để xem tất cả các dữ liệu.
– Làm tròn 3,2 xuống tới không vị trí thập phân, cho ra kết quả = 3, sử dụng công thức: =ROUNDDOWN(3.2,0)
– Làm tròn 76,9 xuống đến không vị trí thập phân, cho ra kết quả = 76, sử dụng công thức: =ROUNDDOWN(76.9,0)
– Làm tròn 3,13249 xuống tới 3 vị trí thập phân, cho ra kết quả = 3,13, với công thức: =ROUNDDOWN(-3. 13249, 3).
– Làm tròn -3,13249 xuống tới 1 vị trí thập phân, cho ra kết quả = -3,1, với công thức: =ROUNDDOWN(-3. 13249, 1).
– Làm tròn 313249,93648 xuống tới 2 vị trí thập phân về bên trái của dấu thập phân = 31300, sử dụng công thức: =ROUNDUP(313249,93648, -2).
Hướng dẫn làm tròn hàm số với MROUND
Hàm số MROUND sử dụng trong Excel để trả về một số được làm tròn tới nhiều mong muốn.
Cú pháp sử dụng hàm MROUND trong Excel như sau:
=MROUND(number, multiple)
Trong khi đó:
– number: Chính là giá trị bạn cần làm tròn.
– multiple: Là giá trị muốn làm tròn số tới bội số của chúng.
Ghi chú:
– Hàm MROUND làm tròn lên, được hướng ra xa số 0 (không). Nếu số dư sau khi đã chia number cho multiple lớn hơn hoặc bằng một nửa giá trị của multiple.
– Tất cả các tham số đối và bội số cần phải sử dụng dấu. Nếu không, thì hàm sẽ trả về giá trị lỗi #NUM.

Ví dụ cụ thể:
Bạn có thể sử dụng dữ liệu ở dưới đây và dán vào ô A1 trong bảng tính Excel. Để phần công thức hiển thị kết quả, hãy lựa chọn chúng, nhấn F2 và tiếp đó nhấn Enter. Nếu bạn có thể điều chỉnh được độ rộng của cột để xem được hết dữ liệu.
– Làm tròn 10 về bội số gần nhất của 3, cho ra kết quả = 9, sử dụng công thức: =MROUND (10,3).
– Làm tròn -10 về bội số gần nhất của 33, cho ra kết quả = 99, sử dụng công thức: =MROUND (-10,-3).
– Làm tròn 1,3 về bội số gần nhất của 0,2, cho ra kết quả = 1,4, sử dụng công thức: =MROUND (1,3, 0,2).
– Trả về giá trị thông báo lỗi #NUM!, bởi -2 và 5 khác nhau, cho ra kết quả = #NUM!, sử dụng công thức: =MROUND (5, -2).
Hướng dẫn làm tròn số bằng hàm CEILING và hàm FLOOR
Hàm CEILING và hàm FLOOR là 2 hàm được sử dụng để làm tròn theo bội số, với cú pháp sử dụng như sau:
= CEILING(Số cần làm tròn, significance).
= FLOOR(number, significance).
Trong khi đó:
– Hàm CEILING giúp làm tròn lên đến bội số gần nhất của những đối tượng significance.
– Hàm CEILING làm tròn theo các nguyên tắc cách xa khỏi số 0.
– Hàm FLOOR giúp làm tròn xuống đến bộ số gần nhất của đối tượng significance.
– Hàm FLOOR giúp làm tròn theo nguyên tắc gần tới số 0.

Nói chung, với cách làm tròn số trong Excel mà sử dụng cả 2 hàm này đều có cách thực hiện tương tự với hàm MROUND. Hàm CEILING và FLOOR đều cho phép làm tròn tới bộ số gần nhất của số nào đó.
Sử dụng hàm EVEN, hàm ODD làm tròn số trong Excel
Hàm EVEN và hàm ODD là 2 hàm được sử dụng làm tròn số khá đơn giản. Với hàm EVEN() dùng làm trong đến số nguyên chẵn gần nhất. Còn với hàm ODD() sử dụng làm đến số nguyên lẻ gần nhất. Tất cả 2 hàm này đều sử dụng làm tròn số theo kiểu chạy xa khỏi số 0 (không).
Đối với hàm EVEN sử dụng trong Excel:
Hàm EVEN được sử dụng trong Excel với cú pháp như sau:
= EVEN(number)
Ví dụ cụ thể: Làm tròn 2 số cho dưới đây về một số gần nhất và số nguyên chẵn. Sử dụng công thức hàm EVEN để tính toán.
Kết quả sau khi sử dụng hàm EVEN cho ra phương pháp tính như trong ảnh dưới:

Đối với hàm ODD sử dụng trong Excel:
Hàm ODD được sử dụng trong Excel với cú pháp như sau:
= ODD(number)
Ví dụ cụ thể: Làm tròn 2 số cho dưới đây về một số gần nhất và số nguyên chẵn. Sử dụng công thức hàm ODD để tính toán.
Kết quả sau khi sử dụng hàm ODD cho ra phương pháp tính như trong ảnh dưới:

Sử dụng hàm INT, TRUNC trong Excel
Hàm INT được sử dụng để làm tròn xuống 1 số thập phân gần nhất. Còn hàm TRUNC được sử dụng để cắt bỏ những chữ số ở phần thập phân và kết quả trả về chính là phần nguyên của một số.
Cú pháp sử dụng của hàm INT và hàm TRUNC trong Excel:
– Đối với hàm INT: = INT(number).
– Đối với hàm TRUNC: = TRUNC(number, [, num_digits]).
Trong khi đó:
Với num_digits chính là một số nguyên, chỉ cách mà bạn muốn cắt bớt số.
– Với num_digits > 0: Nếu Number chính là một số thập phân, thì num_digits chỉ ra số còn còn số thập phân mà bạn đang muốn giữ lại (sau dấu phẩy).
– Với num_digits = 0 hoặc không nhập: thì sẽ bỏ hết phần thập phân của số.
– Với num_digits <0: Chính là làm tròn số thành một số nguyên và làm tròn số sang trái thành một bội số của 10.
Khi mà num_digits khác 0 (không), thì hàm ROUND làm tròn, còn hàm TRUNC chỉ cắt bỏ bớt số mà không được sử dụng làm tròn.

Chú ý: Với số dương thì hàm INT và hàm TRUNC sẽ cho ra kết quả giống nhau. Trong khi đó, num_digits của TRUNC = 0 hoặc không có. Nhưng đây là số âm thì cả 2 hàm sẽ cho ra kết quả khác nhau.
Qua những thông tin chia sẻ trên đây, bạn đã bỏ túi cho mình về cách làm tròn số trong Excel đúng không nào? Có ví dụ cụ thể về từng trường hợp làm tròn số khác nhau cho bạn hiểu rõ cách dùng. Tùy thuộc vào từng mục đích và nội dung yêu cầu làm tròn số kiểu nào trong bảo số liệu mà bạn lựa chọn cho phù hợp.
>>> Xem thêm: Công thức thực hiện phép trừ trong Excel – digitalfuture