Chiến lược Digital Marketing có tác động rất lớn đến sự thành công của một doanh nghiệp. Chính vì vậy việc xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả là điều mà không phải ai cũng làm được. Thật ra, chiến lược là thứ gì đó rất đơn giản và dễ hiểu. Chỉ cần bạn hiểu sâu hiểu đúng bản chất và nắm rõ các bước là đã có thể tự làm nên chiến lược cho công ty của mình. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin về xây dựng chiến lược một cách đầy đủ nhất!

Chiến lược là gì?
Theo Wikipedia: “Chiến lược là một kế hoạch ở cấp độ cao nhằm đạt được một hay nhiều mục tiêu dưới những điều kiện không chắc chắn”.
Hoặc chiến lược DigitaL Marketing là các hoạt động giúp bạn đạt được mục tiêu nhờ các kênh tiếp thị trực tuyến nhằm giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng.
7 Bước không thể thiếu để xây dựng một chiến lược hiệu quả
Bỏ qua một vài khái niệm như: Digital Marketing, Campaign hay Strategy là gì. Khi bạn đã xác định được chiến lược cho doanh nghiệp thì việc tiếp cận khách hàng, tăng doanh số và quảng bá thương hiệu sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Dưới đây là 7 bước xây dựng chiến lược cho một doanh nghiệp, hãy tham khảo nhé!
Phân tích thực trạng doanh nghiệp và khách hàng
Bạn cần phải trả lời được một số câu hỏi sau:
- Lợi thế cạnh tranh là gì?
- Hiệu quả mà chiến lược cũ mang lại?
- Doanh nghiệp đã tập trung vào phân khúc thị trường tốt nhất chưa?
Hãy bớt chút thời gian và tìm hiểu thật kỹ xem thị trường ngành, khu vực đang kinh doanh ra sao. Điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình tiếp cận khách hàng thông qua mạng xã hội.
Xác định mục tiêu
Doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình SMART khi thiết lập mục tiêu Digital Marketing, cụ thể là:

- S- Specific
Tức là mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra phải rõ ràng, chi tiết và dễ hiểu. Hãy xem xét mục tiêu đó có đủ để đo lường vấn đề và cơ hội cho công ty hay không?
- M- Measurable
Mục tiêu phải đo lường được nghĩa là chúng ta có thể áp dụng định lượng hoặc định tính để tạo ra hệ thống đo lường.
- A- Actionable
Tính khả thi- hãy xem mục tiêu mà bạn đề ra đã đủ để cải thiện năng suất làm việc chưa. Nếu mục tiêu đó không làm thay đổi thái độ làm việc của nhân viên thì nó chưa đảm bảo tính khả thi.
- R- Relevant
Sự liên quan- mục tiêu đề ra phải có mối liên hệ mật thiết với tầm nhìn chung của công ty. Đặc biệt là đáp ứng được vấn đề mà các Marketer đang gặp phải.
- T- Timebound
Thời hạn để hoàn thành mục tiêu- Doanh nghiệp hãy nhìn lại mục tiêu mà mình đề ra có hoàn thành đúng thời hạn đề ra hay không?
Công cụ Digital
Bạn có thể tìm hiểu cách mà đối thủ triển khai trên kênh Digital Marketing: Facebook, Email, Zalo… Để từ đó có cái nhìn tổng quát nhất về họ như: điểm mạnh, điểm yếu trong chiến lược của họ là gì? Có thể học hỏi kinh nghiệm để làm mới các kênh sao cho phù hợp với lĩnh vực mà bạn kinh doanh. Tuy nhiên không phải cứ dùng nhiều công cụ là tốt, hãy sử dụng các công cụ mà nó đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty.

Kiểm tra, lên kế hoạch truyền thông
Hình thức và nội dung là 2 vấn đề quan trọng trong phương tiện truyền thông và cũng là tâm điểm của Digital Marketing. Nội dung là nơi mà bạn có thể truyền tải thông điệp đến khách hàng để từ đó thu hút họ truy cập vào trang Web của doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những cách nâng cao, quảng bá thương hiệu.
Hãy lập một bản kế hoạch truyền thông phù hợp với doanh nghiệp. Lấy nội dung chính làm nòng cốt để hoàn thành các mục tiêu đề ra. Dù mục đích của bạn là gì đi chăng nữa thì nội dung vẫn chính là kim chỉ nam để xây dựng chiến lược Digital Marketing. Các nội dung cần có bao gồm: chủ đề, định dạng, mục tiêu, kênh quảng cáo, lý do tạo và mức độ ưu tiên.
Lập kế hoạch chiến dịch truyền thông
Nhìn nhận và đánh giá phương tiện truyền thông đã sử dụng trước đây để so sánh với mục tiêu hiện tại. Để từ đó biết được nơi nào có lượng truy cập nhiều, khách hàng tiềm năng từ đâu, phương tiện nào được sử dụng nhiều nhất…
Nếu bạn đang kỳ vọng vào Adwords và kết quả chưa như mong đợi hãy điều chỉnh cách tiếp cận của bạn đến khách hàng. Hoặc loại bỏ nó và tập trung nhiều hơn vào nền tảng khác đảm bảo mang đến hiệu quả tốt hơn. Hãy lên ý tưởng rõ ràng cho nền công cụ mà bạn muốn sử dụng hoặc xóa khỏi quá trình xây dựng chiến lược.

Kiểm tra và đánh giá chiến lược
Đây là bước cuối cùng trong việc xây dựng chiến lược Digital Marketing. Muốn chiến lược mang lại hiệu quả cao bạn cần phải đánh giá và sửa chữa nó sao cho phù hợp với doanh nghiệp nhất.
Nhiệm vụ chính của chiến lược là tăng nhận diện thương hiệu, kiếm được khách hàng tiềm năng để từ đó mang lại hiệu quả trong doanh thu. Hãy đánh giá chiến lược dựa trên các yếu tố sau: số mẫu thực tế, kết quả chuyển đổi, lượt truy cập các công cụ…
8 yếu tố không thể bỏ qua để xây dựng một chiến lược tốt
Muốn chiến lược Digital Marketing tốt bạn cần phải xác định được các yếu tố sau:
Kiến thức vững vàng
Cách để xây dựng chiến lược tốt là bạn cần phải nắm thật vững những kiến thức về Digital Marketing. Hãy tham khảo nhiều nguồn thông tin khác nhau qua sách vở, mạng xã hội nhưng phải đảm bảo tính xác thực.
Mục tiêu rõ ràng
Mục tiêu của chiến lược mà bạn đề ra phải rõ ràng cụ thể. Nếu xác định sai mục tiêu ngay từ đầu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chiến lược. Có thể chiến thuật sẽ bị mơ hồ, vô dụng, sai hướng đi và dẫn đến thất bại.
Đa kênh
Hãy sử dụng đa kênh trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh. Một chiến lược tốt không đơn thuần chỉ có kênh quảng cáo hay truyền thông. Mà phải biết vận dụng và kết hợp các kênh marketing một cách nhuần nhuyễn.

Ảnh hưởng sâu rộng
Bạn hãy đặt câu hỏi rằng chiến lược bạn xây dựng đã có sức ảnh hưởng sâu rộng đến quá trình phát triển của doanh nghiệp không? Nếu chưa thì cách tốt nhất là bạn nên xem xét lại chiến lược của mình để tìm ra cách khắc phục.
Khó thay đổi
Chiến lược tốt sẽ không dễ bị tác động và rất khó thay đổi. Bạn cần đưa ra quyết định chính xác và có lập trường vững chãi
Không bị chốt chặn
Các chốt chặn chính là vấn đề nội bộ, hãy xem mối quan hệ giữa các bộ phận liên ngành có tốt không như Sales, các giới hạn về kỹ thuật của bộ phận Product. Điều bạn cần làm là hạn chế những tác động tiêu cực do các chốt chặn này gây ra thì xây dựng chiến lược mới tốt lên được.
Tạo ra chiến thuật
Chỉ khi xác định được mục tiêu rõ ràng cho chiến lược thì bạn mới đưa ra chiến thuật cuối cùng và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Yếu tố và chỉ số
Việc xây dựng chiến lược tốt là tạo ra mối quan hệ giữa mục tiêu và kết quả của từng chiến thuật. Hãy dùng chỉ số KPI để theo dõi và đánh giá hiệu suất mà chúng mang lại.

Bài viết trên là tất cả những thông tin cần thiết khi xây dựng chiến lược Digital Marketing. Hy vọng với các yếu tố trên bạn sẽ xây được được một chiến lược tốt nhất. Xong việc thực hiện chiến lược đó như thế nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chúc các bạn thành công!