Bản đồ việt nam và 63 tỉnh thành mới nhất 2022

Bản đồ Việt Nam về hành chính được chia thành 63 tỉnh/ thành phố với 3 miền (Bắc -Trung – Nam) và 7 vùng kinh tế trọng điểm với những đặc trưng riêng biệt về địa hình, điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội. Với bản đồ Việt Nam 63 tỉnh thành, bạn sẽ có những thông tin bao quát và khách quan về diện tích, địa phận, giao thông, điều kiện xã hội của các tỉnh/ thành phố.

Giới thiệu sơ lược về đất nước Việt Nam

Việt Nam (tên chính thức là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là quốc gia nằm về phía Đông bán đảo Đông Dương của Đông Nam Á. Việt Nam có thủ đô là Hà Nội, thành phố đông dân nhất là Hồ Chí Minh.

Dân số: Tính đến cuối 10/2022, dân số Việt Nam là 99.196.946 người, chiếm 1,24% dân số thế giới.

Diện tích: Tổng diện tích đất Việt Nam là 331.212 km2

Độ dài đường bờ biển: 3.260 km

Độ dài đường biên giới: 4.639 km

Về địa lý

Trên đất liền:

  • Phía Bắc Việt Nam giáp với quốc gia: Trung Quốc
  • Phía Tây Việt Nam giáp với các quốc gia: Lào, Campuchia

Trên biển:

  • Phía Bắc Việt Nam giáp với quốc gia: Trung Quốc
  • Phía Tây Việt Nam giáp với quốc gia: Thái Lan
  • Phía Nam Việt Nam giáp với các quốc gia: Malaysia, Brunei, Singapore, Indonesia
  • Phía Đông Việt Nam giáp với quốc gia: Philippines

Địa hình: Địa hình Việt Nam có 3/4 lãnh thổ là đồi núi, chủ yếu là núi thấp và đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ.

Bản đồ Việt Nam

Bản đồ là một “bản vẽ mô phỏng” lại bề mặt của trái đất với các hướng đi, sông, suối, đường, cây cối… giúp chúng ta xác định phương hướng, đường đi khi cần. Bản đồ được thể hiện trên mặt phẳng bằng một phép chiếu xác định, các nội dung của bản đồ được biểu thị bằng hệ thống ký hiệu theo quy ước.

Tỷ lệ của bản đồ địa lý là tỷ số giữa khoảng cách đo trên bản đồ và khoảng cách ở ngoài thực địa. Có thể hiểu đơn giản là nếu 1cm trên bản đồ tương ứng với 1km ở ngoài thực địa thì bản đồ đó có tỷ lệ là 1:100000

Một số chức năng chính của bản đồ là:

  • Xác định vị trí địa lý và hành chính của các tỉnh trong một nước cụ thể
  • So sánh diện tích của từng tỉnh, từng thành phố
  • Nghiên cứu địa hình, khí hậu của toàn khu vực
  • Hỗ trợ tìm hiểu các điểm du lịch trong nước
  • Xem ranh giới, cửa khẩu của quốc gia
BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Intern là gì? Tất tần tận về vị trí thực tập sinh mà Intern cần phải biết

Căn cứ vào tỷ lệ, phép chiếu, cùng các thang bậc của ký hiệu quy ước… người dùng bản đồ sẽ xác định được nhiều trị số khác nhau như: diện tích, thể tích, toạ độ, biên độ, độ dài, khoảng cách, phương hướng và nhiều trị số khác.

Chính vì vậy, bản đồ Việt Nam là một phương tiện được phổ biến rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày tại Việt Nam và có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn, nghiên cứu khoa học.

Bản đồ hành chính Việt Nam thể hiện cụ thể vùng biên giới tiếp giáp của Việt Nam với các quốc gia láng giềng và vị trí địa lý của các tỉnh trên toàn bộ đất nước. Khoảng cách giữa cực Bắc và cực Nam Việt Nam, theo đường chim bay, là 1650km. Chiều ngang hẹp nhất Việt Nam là ở Quảng Bình với chưa đầy 50km; cùng rất nhiều thông tin khác…

Bản đồ Việt Nam được chia thành nhiều loại khác nhau, dưới đây là một số bản đồ Việt nam phổ biến:

Bản đồ Miền Bắc Việt Nam

Giới thiệu miền Bắc

Miền Bắc, hay Bắc Bộ, nằm ở vùng cực Bắc của Việt Nam, được mệnh danh là vùng lõi lịch sử của Việt Nam. Khu vực tập trung đông dân cư nhất tại Bắc Bộ là Đồng bằng sông Hồng.

Miền Bắc sở hữu vị trí địa lý:

  • Phía Đông Việt Nam giáp với: Biển Đông
  • Phía Tây Việt Nam giáp với: Lào
  • Phía Nam Việt Nam giáp với: Bắc Trung Bộ
  • Phía Bắc Việt Nam giáp với: Trung Quốc

Các vùng kinh tế trọng điểm

Miền Bắc được chia thành 3 vùng kinh tế trọng điểm là

  • Tây Bắc Bộ (gồm 6 tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Điện Biên, Yên Bái, Lào Cai)
  • Vùng đồng bằng sông Hồng (gồm 8 tỉnh và 2 thành phố: Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng; tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh)
  • Vùng Đông Bắc Bộ (gồm 9 tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Yên Bái, Hà Giang)

Bản đồ Miền Trung Việt Nam

Giới thiệu miền Trung

Miền Trung, hay Trung Bộ, nằm ở giữa lãnh thổ Việt Nam (trong 3 vùng chính là Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam). Miền Trung có chiều ngang hẹp, địa hình với đồi núi ở phía Tây và đồng bằng ven biển ở phía Đông. Điều kiện tự nhiên ở miền này không thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đây cũng là vùng có mật độ dân cư thấp nhất trong 3 miền.

Miền Trung sở hữu vị trí địa lý:

  • Phía Đông Việt Nam giáp với: Biển Đông
  • Phía Tây Việt Nam giáp với: Lào và Campuchia
  • Phía Nam Việt Nam giáp với: tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng tàu
  • Phía Bắc Việt Nam giáp với: Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Bắc Bộ
BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Mặt nạ bơ sữa chua, làn da trắng ngời chỉ sau vài tuần thực hiện

Các vùng kinh tế trọng điểm

Miền Trung được chia thành 3 vùng kinh tế trọng điểm là:

  • Bắc Trung Bộ (gồm 6 tỉnh: Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá)
  • Duyên hải Nam Trung Bộ (gồm 8 tỉnh và 1 thành phố: Thành phố Đà Nẵng; tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa)
  • Tây Nguyên (gồm 5 tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum)

Bản đồ Miền Nam Việt Nam

Giới thiệu miền Nam

Miền Nam, hay Nam Bộ, nằm ở vùng cực Nam của Việt Nam, là vùng có khí hậu ôn hoà, ít xảy ra thiên tai. Nam Bộ sở hữu vị trí địa lý:

  • Phía Đông và Đông Nam Việt Nam giáp với: Biển Đông
  • Phía Tây Việt Nam giáp với: Vịnh Thái Lan
  • Phía Đông Bắc Việt Nam giáp với: Duyên hải Nam Trung Bộ và Trung Bộ
  • Phía Bắc và Tây Bắc Việt Nam giáp với: Campuchia

Các vùng kinh tế trọng điểm

Miền Nam được chia thành 2 vùng kinh tế trọng điểm là

  • Vùng Đông Nam Bộ (gồm 5 tỉnh và 1 thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh; tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước)
  • Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (gồm 12 tỉnh và 1 thành phố: Thành phố Cần Thơ; tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Long An)

Bản đồ Việt Nam khu kinh tế & công nghiệp

Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp của Việt Nam là hình thành hệ thống các KCN chủ đạo với vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp cả nước. Đồng thời hình thành các KCN với quy mô hợp lý, tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp.

Bản đồ biên giới Việt Nam

Tổng chiều dài đường biên giới trên đất liền của Việt Nam là 4.639 km, gồm 1.449,566 km đường biên giới với Trung Quốc; 2.67 km đường biên giới với Lào; 1,137 km đường biên giới với Campuchia. Vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam rộng 12 hải lý, tương đương 22,2km từ đường cơ sở.

Bản đồ du lịch Việt Nam

Việt Nam là quốc gia sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú. Năm 2019, ngày du lịch nước nhà thiết lập kỷ lục khi lần đầu đón 18 triệu khách du lịch quốc tế. Giai đoạn 2015-2019, tốc độ tăng trưởng bình quân là 22,7%/năm, đưa Việt Nam liên tiếp vào nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách du lịch nhanh nhất trên thế giới. Du lịch Việt Nam được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN  Hoa dương tử kinh là hoa gì? Ý nghĩa đặc biệt của hoa dương tử kinh

Danh sách các thành phố trực thuộc trung ương

Thành phố trực thuộc Trung ương là một loại đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam. Đây là các thành phố được quản lý bởi Trung ương. Khác với các thành phố trực thuộc tỉnh, các thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương chỉ tương ứng với cấp huyện, thành phố trực thuộc trung ương tương đương cấp tỉnh.

Việt Nam hiện có 5 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, còn nhiều tỉnh đang được định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian tới là Khánh Hoà, Thừa Thiên – Huế… Cụ thể, trong mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn 2045, tỉnh Khánh Hòa sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương dựa trên cơ sở phát huy tiềm năng và lợi thế về biển.

Bên cạnh đó, trong mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương tiếp theo dựa trên đặc trưng văn hoá, di sản, cảnh quan sinh thái và môi trường thân thiện, thông minh.

Các tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc TW, bao gồm:

1. Quy mô dân số trên 1,5 triệu dân (trên 1 triệu dân, quy định áp dụng năm 2023)

2. Diện tích tự nhiên trên 1.500 km2

3. Có hơn 11 đơn vị hành chính cấp huyện (9 đơn vị trở lên, áp dụng năm 2023); trong đó, cấp quận chiếm trên 60%

4. Đã được công nhận hoặc dự kiến thành lập thành phố trực thuộc TW đạt tiêu chí là đô thị loại I hoặc đặc biệt (trong 5 thành phố trực thuộc TW hiện nay chỉ có Hà Nội và Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, các thành phố còn lại gồm Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng đồng đô thị loại I)

5. Về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội:

  • Dư thu chi ngân sách
  • Thu nhập bình quân đầu người năm gấp 1,75 lần cả nước
  • Mức độ tăng trưởng kinh tế bình quân 3 năm gần nhất đạt trung bình cả nước
  • Tỷ lệ hộ nghề bình quân 3 năm gần nhất đạt trung bình cả nước
  • Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 90% cơ cấu kinh tế tỉnh
  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại nội thành, nội thị, thị trấn, quận và phường là 90%

Thông qua bản đồ Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng Việt Nam có 63 tỉnh thành với 63 nét đặng trưng về cảnh sắc thiên nhiên, ẩm thực, văn hoá và phong tục riêng biệt, tạo nên một bức tranh đa sắc về Việt Nam. Trên đây là bài viết “Bản đồ việt nam và 63 tỉnh thành mới nhất 2022”, gồm những thông tin về các loại bản đồ Việt Nam cập nhật mới nhất và được sử dụng thường xuyên trong học tập, nghiên cứu.

 

Related Posts

Tân Một Cú

Nhật Tân chào các bạn!!! Là một người đam mê công nghệ và ứng dụng, tôi luôn muốn mang đến cho mọi người những ứng dụng giá trị và hiệu quả nhất!!! <3