7 Điều cần biết trong kiến thức cơ bản về Digital Marketing

Thời đại 4.0 lên ngôi, quảng bá sản phẩm, thương hiệu, dịch vụ online chính là một trong những bước quan trọng giúp doanh nghiệp thành công. Thế nhưng để mang lại hiệu quả việc bỏ túi 7 điều cần biết trong kiến thức cơ bản về Digital Marketing là điều mà doanh nghiệp cũng như một người làm Marketing không thể bỏ qua.

Thiết kế website

7-dieu-can-biet-trong-kien-thuc-co-ban-ve-Digital-Marketing-Thiet-ke-website- toi-uu

Kinh doanh online, quảng cáo thương hiệu, sản phẩm thông qua internet là một trong những phương thức mang đến hiệu quả ngoài sức tưởng tượng. Đối với một doanh nghiệp mà nói, website giống như bộ mặt. Một website chuyên nghiệp giúp tăng độ uy tín cho doanh nghiệp, thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ. Đặc biệt là có thể lấy được niềm tin từ phía khách hàng. 

Và một trong 7 điều cần biết trong kiến thức cơ bản về Digital Marketing chính là thiết kế website mà Marketer phải nắm lòng. Vậy một website như thế nào được coi là đúng chuẩn? Từ cấu trúc, bố cục, màu sắc đến nội dung đều phải thể hiện tính chuyên nghiệp, nêu bật được thương hiệu, phong cách đọng lại ấn tượng trong khách hàng, hoặc những người tham quan. 

Để làm sở hữu một website chất lượng, giúp ích cho việc kinh doanh, quảng bá người làm Digital Marketing cần tuân theo hai tiêu chí:

  • Đầu tư vào website cần đáp ứng
  • Phối hợp ăn ý giữa thiết kế và bố cục. 

Trang web của bạn có thể đẹp, ấn tượng. Thế nhưng lại mất đến 10 – 15 giây để tải xong, thì đây không phải là một website tốt. Hay một website bố cục rẻ tiền, lộn xộn, không chăm chút đầu tư là lý do khách hàng đặt ra câu hỏi về tính chuyên nghiệp và độ uy tín.

Được biết, 48 % người ghé thăm đánh giá tính tin cậy của doanh nghiệp dựa trên website. Cùng với đó 94% người khách hàng sẽ thoát out trang web có thiết kế và bố cục kém chất lượng. Vậy làm thế nào để tối ưu website?

Phương án tối ưu website

  • Tốc độ tải trang web nhanh.
  • Tăng cường tính bảo mật cho website.
  • Website của doanh nghiệp thân thiện với nhiều thiết bị đọc, tối ưu hóa trực quan đặc biệt là điện thoại di động.
  • Giao diện, cấu trúc dễ sử dụng, thao tác
  • Thay đổi thiết kế, diện mạo website thường xuyên nhằm tăng tính mới mẻ. Đồng thời điều này sẽ giúp tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

Tối ưu trên công cụ tìm kiếm (SEO)

Doanh nghiệp bạn sở hữu một trang web bắt mắt, giao diện đơn giản dễ dùng, nội dung hấp dẫn,… thế nhưng khách hàng lại không thể tìm thấy? Lúc này, chúng ta cần đặt ra câu hỏi: trang web có mang lại hiệu quả kinh doanh, quảng bá không khi chúng không xuất hiện trên công cụ tìm kiếm? 

Vì vậy khi đã có website bạn cần phải làm gì đó để khách hàng có thể tìm thấy. Và một trong 7 điều cần biết trong kiến thức cơ bản về Digital Marketing chúng ta cần phải quan tâm chính là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm hay còn gọi là SEO. 

day-manh-chien-luoc-seo
Đẩy mạnh chiến lược SEO

Trước khi quyết định mua một sản phẩm bất kỳ, người mua sẽ tìm kiếm thông tin về sản phẩm. Điều này đồng nghĩa với việc rất có thể họ sẽ tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ thông qua Google. Nhưng nếu trang web của bạn không được tối ưu hóa công cụ tìm kiếm thì việc trang web xuất hiện trong kết quả tìm kiếm đầu tiên khi nhập từ khóa sẽ không xảy ra. 

SEO hoạt động như thế nào?

SEO đóng vai trò rất quan trọng Digital Marketing, điều này không thể phủ nhận. Về cách thức hoạt động của SEO Marketer cần nắm lòng. 

  • Lựa chọn bộ từ khóa phù hợp
  • Xác định Keywords trên website URL của bạn
  • Tối ưu từ khóa cho các mục: tiêu đề, mô tả và thẻ Heading

Một tiêu đề an toàn, hữu ích chỉ nên có từ 65-70 ký tự. Tất nhiên cả tiêu đề, mô tả và thẻ Heading cần phải chứa từ khóa. Ngoài ra, để có thể SEO còn rất nhiều hoạt động khác cần phải học hỏi. Vì thế đây được coi là một trong những chiến lược kinh doanh, quảng bá thương hiệu sản phẩm online quan trọng cần được đẩy mạnh, nhưng cũng đầy khó khăn và thách thức với những người trong ngành. 

Quảng cáo truyền thông xã hội

Trong lĩnh vực Digital Marketing quảng cáo truyền thông xã hội là một trong những nội dung quan trọng và không thể thiếu. Phương thức của quảng cáo truyền thông xã hội chính là việc sử dụng sử dụng các nền tảng truyền thông nhằm mục đích quảng bá thương hiệu, sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. 

Những nền tảng được sử dụng nhiều nhất để quảng cáo truyền thông xã hội hiện nay là Facebook, Twitter, Instagram, Pinterest, LinkedIn,… Tất cả các doanh nghiệp cũng đều thừa nhận rằng, quảng cáo truyền thông xã hội mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh. Gần như kết quả kinh doanh mang lại đều đạt mong muốn đề ra.

Thế nhưng để quảng cáo truyền thông xã hội mang lại hiệu quả cao, doanh nghiệp cần hiểu về khách hàng, tâm lý khách hàng. Đồng thời xác định đúng nhóm khách hàng mục tiêu để đưa ra chiến lược quảng cáo hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, người làm Digital Marketing cũng cần nắm rõ và am hiểu về các nền tảng truyền thông xã hội. 

Quản lý truyền thông xã hội

Mạng truyền thông xã hội là một trong những công cụ quản lý tuyệt vời. Đối với những người làm Digital Marketing bắt buộc phải biết đến mạng truyền thông xã hội. Thông qua công cụ giúp bạn quản lý tất cả các hồ sơ của như Facebook, Instagram, Twitter,… cùng trên một nền tảng.

Quan-ly-mang-truyen-thong-xa-hoi
Quản lý mạng truyền thông xã hội

Hơn hết, quản lý truyền thông xã hội giúp chúng ta tương tác trực tuyến một cách dễ dàng và tối ưu nhất. Hay hiểu một cách đơn giản, quản lý truyền thông xã hội giúp bạn tham gia vào các cuộc hội thoại trên các nền tảng khác nhau. Đó có thể là blog, mạng xã hội. Thậm chí mở rộng hơn là cả cộng đồng trực tuyến. Đương nhiên xét về mọi khía cạnh điều này sẽ giúp quảng bá sản phẩm, thương hiệu đến khách hàng đạt hiệu quả như mong muốn. 

Email Marketing

Email là một hình thức gửi thư điện tử phổ biến được cả thế giới sử dụng. Và theo thống kê có đến 34 % dân số trên toàn thế giới có sử dụng Email. Tại Việt Nam số lượng người có sử dụng Email không ngừng tăng theo thời gian. Thông qua Email, các doanh nghiệp thương hiệu có thể nhanh chóng tiếp cận với khách hàng của mình.

Email-Marketing-la-mot-phan-khong-the-thieu
Email Marketing là một phần không thể thiếu

Thêm vào đó, cứ mỗi 1$ chi cho việc tiếp thị qua Email Marketing thì có thể tạo ra trung bình khoảng 38$. Chắc chắn rồi, đây không phải là một con số nhỏ, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ, chi phí đầu tư thấp thì đây là khoản tiền thu về không hề nhỏ. 

Chính vì thế Email Marketing đang dần tỏ rõ sức cạnh tranh của mình. Đương nhiên đây cũng là một trong những kiến thức cơ bản về Digital Marketing trên con đường tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên để có thể tiếp cận với khách hàng thông qua Email Marketing bạn cần hiểu rõ tâm lý khách hàng. Lúc đó, kênh tiếp cận khách hàng này mới thực sự mang lại hiệu quả.

Bên cạnh đó, không nên gửi email quá thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến tính chuyên nghiệp và độ uy tín của thương hiệu. Đặc biệt, khách hàng sẽ cảm thấy khó chịu khi nhận được Email quá thường xuyên. Do vậy, khi gửi Email, cần nắm rõ tâm lý khách hàng, đồng thời soạn thảo nội dung tin nhắn thật sự có chất lượng.

Nếu gửi quá nhiều email để quảng cáo sản phẩm chỉ làm ảnh hưởng thương hiệu của bạn. Theo một nghiên cứu năm 2016 của Hubspot, 78% số người đã hủy đăng ký vì một thương hiệu đã gửi quá nhiều email.

Quảng cáo PPC (Pay Per Click)

PPC là một hình thức quảng cáo tìm kiếm còn khá mới mẻ với nhiều người. Tuy nhiên đây là 7 điều cần biết trong kiến thức cơ bản về Digital Marketing cần phải nắm vững.  Được biết, sử dụng quảng cáo bạn sẽ phải trả tiền cho mỗi một lần nhấp đến trang web doanh nghiệp đăng ký.

Chu-trong-den-quang-cao-PPC
Chú trọng đến quảng cáo PPC

Trên thực tế, Google Ads, thì quảng cáo Facebook được biết đến là một nền tảng PPC phổ biến và được nhiều người sử dụng. Bạn có biết có đến 64,4% số người nhấp vào phần quảng cáo google khi họ tìm kiếm thông tin và dẫn đến trang web của doanh nghiệp.

Thông thường tỷ lệ sử dụng Facebook làm nền tảng là 84%, sử dụng Google là 41% và sử dụng LinkedIn là 18%. Nếu bạn thường xuyên lướt face sẽ thấy những quảng cáo này hiện ngay trên màn hình giao diện Facebook trên PC. Nếu khách hàng nhấp vào quảng cáo đó, doanh nghiệp sẽ phải trả phí. 

Content Marketing

Chắc chắn rồi, kiến thức cơ bản về Digital Marketing không thể không nhắc đến  Content Marketing. Tiếp cận khách hàng, để lại ấn tượng với khách hàng sẽ dễ dàng hơn nếu bạn mang đến những nội dung hữu ích cho nhóm khách hàng hướng đến.

Nang-cao-chat-luong-content-marketing
Nâng cao chất lượng content marketing

Sẽ không có một khách nào quan tâm đến thương hiệu của bạn khi thông tin mang đến quá mờ nhạt, không ấn tượng và không có giá trị. Ngoài ra, nội dung thông tin không chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ lôi kéo khách hàng mà còn giúp duy trì khách hàng. Do vậy, người làm Digital Marketing cần thật sự chú ý đến phần Content Marketing sao cho thật ấn tượng, có giá trị, hướng đến nhóm đối tượng khách hàng mong muốn. 

Đồng thời lượng thông tin mang đến phải đảm bảo tính liên tục, theo thời gian. Bởi thông tin ngắt quãng là nguyên nhân làm cho khách hàng từ bỏ doanh nghiệp cũng như mất niềm tin với doanh nghiệp. Khi đó rất có thể họ sẽ đi tìm kiếm một nguồn thông tin mới, đáp ứng nhu cầu. 

Như vậy chúng ta vừa khám phá 7 điều cần biết trong kiến thức cơ bản về Digital Marketing. Dễ thấy rằng, đây là một lĩnh vực không hề đơn giản, rộng và gồm nhiều kỹ thuật khó. Thế nên để trở thành một marketer không phải là điều đơn giản bên cạnh học hỏi, người làm Digital Marketing cần cố gắng và nỗ lực nhiều hơn. 

Xem thêm: Góc tìm hiểu: Digital online marketing gồm những gì? – digitalfuture

Related Posts

Quang Đỗ Vinh

Xin chào! tôi là Quang, một SEO excutive. tôi tự học SEO được hơn 1 năm. Mong muốn của tôi là chia sẻ, hỗ trợ kiến thức digital marketing cho newbie.
© 2023 Digital Future · Powered by WordPress
ee88 https://new88.blue/ sv388 tải app jun88